Xuất khẩu nông sản lao dốc vì chiến tranh tiền tệ

Xuất khẩu nông sản lao dốc vì chiến tranh tiền tệ

17/09/2015
0
Việc các đồng tiền trên thế giới ồ ạt phá giá thời gian qua đã làm cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây.

Việc các đồng tiền trên khiến ồ ạt phá giá thời gian qua đã làm cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây.

Ngày 16/9, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp đã tổ chức hội thảo: “Thương mại nông nghiệp Việt Nam trong biến động kinh tế thế giới”

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Trung Kiên, Viện chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp khẳng định xuất khẩu ngành nông lâm thủy sản của Việt Nam từ đầu năm 2015 đến nay liên tục sụt giảm.

Theo ông Kiên, Việt Nam là nước có thặng dư thương mại về nông lâm thủy sản nhưng đã trải qua đợt sụt giảm dài bất thường từ tháng 10/2014 đến tháng 2/2015.

Mức phục hồi nhẹ giai đoạn từ tháng 3 đến tháng 6/2015 không đủ bù để đạt mức thặng dư thương mại. Sau đó, đến giai đoạn tháng 7-8/2015, xuất khẩu nông lâm thủy sản tiếp tục suy giảm.

Thị trường nông sản

Theo thống kê, Trung Quốc là đối tác lớn của một loạt nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

Trong 7 tháng đầu năm 2015, Trung Quốc chiếm 36,7% tổng giá trị xuất khẩu gạo; 47% giá trị xuất khẩu cao su; 36,2% giá trị xuất khẩu rau quả và cung cấp đến 55% thuốc trừ sâu và nguyên liệu cho Việt Nam.

Đại diện Viện chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ 4,6% hồi tháng 8/2015 không những dẫn đến những tác động trên thị trường tài chính, mà còn ảnh hưởng đến xuất khẩu nông sản của Việt Nam – một ngành vốn đang phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Trung Quốc.

Trong 3 năm qua, Trung Quốc phá giá sau khi các đồng tiền chính giảm mạnh so với USD. Từ tháng 1/2013- tháng 8/2015, đồng Euro giảm 20%; đồng Yên Nhật giảm 39%; đồng Won Hàn Quốc giảm 11% so với đồng USD.

Đặc biệt, giảm mạnh nhất là đồng tiền của các nước đang phát triển như đồng Real Brazil giảm 72%; đồng Rupiad Indonesia giảm 42%; đồng Ringgit Malaysia giảm 33%; Rupee Ấn Độ giảm 20%; đồng Bant Thái giảm 18%...

Việc phá giá của các đồng tiền trên khiến cho giá xuất khẩu các nông sản chính của Việt Nam giảm mạnh so với trước đây.

Sau khi cuộc chiến tiền tệ được manh nha, giá cà phê giảm mạnh do Brazil và Colombia phá giá tiền gây sức ép đối với xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Cao su cũng chịu ảnh hưởng tương tự khi dự trữ cao su tăng duy trì ở mức cao; giá dầu giảm mạnh khiến nhu cầu cao su của Trung Quốc yếu đã đẩy giá thế giới thấp.

Việt Nam đang cố duy trì lợi thế cạnh tranh xuất khẩu cao su nhờ chi phí thấp, năng suất cao nhưng biên độ giữa giá thành và giá xuất khẩu đang thu hẹp dần.

Đáng chú ý với mặt hàng gạo, giá gạo Việt Nam đang xấp xỉ giá gạo Thái Lan, Ấn Độ ở vùng giá thấp. Việt Nam chiếm thị phần trên 65% nhập khẩu gạo của Trung Quốc năm 2012-2013; giảm xuống 53% năm 2014 và xuống 47% trong 4 tháng năm 2015. Đối thủ của Việt Nam trên thị trường này là Thái Lan, Campuchia và Pakistan.

Trước những diễn biến bất thường của thị trường tiền tệ thế giới, ông Kiên cảnh báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng lớn do nguy cơ phá giá mạnh vẫn được dự báo sẽ tiếp diễn.

Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế cùng với hành động phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ của Chính Phủ Trung Quốc sẽ tạo ra nhiều bất ổn hơn do xuất khẩu nông sản của Việt Nam phụ thuộc lớn vào thị trường này.

Bạch Dương

Ý kiến bạn đọc
Có thể bạn sẽ quan tâm

Tách cà phê cappuccino và latte khác nhau như thế nào?

Nếu bạn không thực sự sành về các loại cà phê Ý thì cũng hơi khó để có thể phân biệt vị của Cappuccino và Latte.

Cà phê sữa và cà phê nâu có gì khác nhau?

Cả người Sài Gòn và Hà Nội đều xem cà phê là một nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày, tuy nhiên mỗi nơi lại có sự khác biệt không thể lẫn vào đâu được.

Cà phê pha phin hay cà phê pha máy?

Cách pha cà phê chỉ là 1 trong số các yếu tố tạo nên ly cà phê ngon. Một ly cà phê ngon còn phụ thuộc vào tay nghề người pha, lượng nước, lượng cà phê, nhiệt độ nước và chất lượng hạt, bột cà phê nữa.

Tại sao cà phê có vị đắng?

Tất cả mọi người đều cho rằng caffeine là hợp chất chủ yếu gây nên vị đắng của cà phê, nhưng thực tế lại không chỉ vậy

Những cái nhất của ngành cà phê trên thế giới

 Brazil là quốc gia đứng đầu về sản lượng sản xuất hạt cà phê trên thế giới. Nhưng ít ai biết được rằng, người dân nơi đây lại không thường xuyên uống cà phê.

ĐẠI HẠN HÁN - CÀ PHÊ TÂY NGUYÊN MẤT MÙA

Các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2016-2017. Tuy nhiên, bà con không mấy ai vui khi hiển hiện trước mắt là nỗi lo vụ mùa thất bát nặng nhất kể từ trước đến nay.

1 Kg cà phê nguyên chất pha được bao nhiêu ly cà phê?

Thông thường 1kg Cà phê đá ANNI COFFEE có thể pha được 2,3-2,5 lít cà phê cốt, tương đương 45-50 ly.

Vòng quanh thế giới với 5 cách pha cà phê độc đáo

Cà phê được thưởng thức bằng những cách khác nhau trên thế giới. Nhưng dù bằng cách nào, hương vị nguyên chất đặc trưng của thức uống thông dụng toàn cầu vẫn được chú trọng nhất.

Anni Coffee tham gia Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu qua cửa ngõ Singapore”

Vào ngày 25 tháng 6 năm 2019 , Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM (ITPC) tổ chức chương trình Hội thảo “Xúc tiến xuất khẩu qua cửa ngõ Singapore”  với sự tham gia của gần 100 doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có sự tham gia của Anni Coffee. Hội thảo đã cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin hữu ích trong hoạt động phát triển xuất khẩu sang thị trường Singapore và thông qua thị trường này xuất khẩu ra thị trường các nước.

Màu sắc & mùi vị của ly cà phê từ hạt Arabica & Robusta khác nhau như thế nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cafe nhưng tựu trung có hai dòng chính Robusta hay Arabica. Như cái tên Robusta mà nó thể hiện, nó rất là "robust", tức là mạnh, chứa nhiều cafeine. Arabica thì trái lại, ít cafeine, chứa nhiều hương thơm "aroma"