VÌ SAO BẠN LẠI SAY CÀ PHÊ?
Nếu là tín đồ của cà phê hoặc đã từng uống cà phê đặc, chắc hẳn bạn đã từng có cảm giác chuếnh choáng “say” cà phê rồi đúng không? Đây chính là một trong những phản ứng phụ có chút kỳ lạ và khó chịu của cà phê. Vậy tại sao bạn lại bị say cà phê? Khi bị say cà phê nên làm gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1️⃣ Triệu chứng của say cà phê Khi say cà phê:
Triệu chứng của say cà phê Khi say cà phê triệu chứng rõ ràng và thường gặp nhất là bạn cảm thấy nôn nao, đầu óc choáng váng, mệt mỏi, khát nước. Cùng lúc đó cơ thể bạn sẽ nóng lên, tim đập nhanh hơn, tức ngực, khó làm việc và tập trung suy nghĩ. Người ta nói rằng khi bị say cà phê, bạn có cảm giác mệt hơn cả say rượu bởi say cà phê kéo dài rất lâu, cảm giác tỉnh táo cũng khó trở lại hơn sau giấc ngủ.
2️⃣ Tại sao bạn bị say cà phê
☕️Thủ phạm của những cơn say cà phê được cho là do caffein, khi lượng caffein được nạp vào cơ thể quá nhiều (uống cà phê đậm đặc) hoặc uống ở thời điểm không thích hợp (khi đói). Khi đó, caffein tác động khiến thận tăng sản xuất nội tiết tố, điều này khiến bạn có cảm giác tim đập nhanh hơn, huyết áp dần tăng cao, các triệu chứng căng thẳng thần kinh như bồn chồn, lo lắng, ù tai,… xuất hiện. Không những vậy, caffein còn kích thích tăng tiết axit dịch vị. Nếu bạn uống cà phê lúc bụng đói sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, gây ra cảm giác bụng khó chịu cồn cào.
????Khoa học chứng minh cà phê có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể, tuy nhiên chỉ sử dụng ở một lượng vừa đủ và đúng cách⚡️ Nếu lạm dụng cà phê có thể gây ra những tác động không tốt cho cơ thể của bạn. Theo khuyến cáo, người trưởng thành chỉ nên uống khoảng 400 mg caffein mỗi ngày, 100 mg cho thanh thiếu niên và phụ nữ mang thai nên hạn chế.
3️⃣ Phải làm gì khi bị say cà phê?
Khi gặp phải các triệu chứng say cà phê, bạn đừng quá lo lắng, hãy thử những cách chữa say cà phê dưới đây nhé:
- Uống thật nhiều nước lọc là cách đơn giản nhất để giảm triệu chứng say cà phê. Caffein rất dễ ngấm vào máu, tuy nhiên lại dễ dàng bị nước lọc “hòa tan” và nhanh chóng bài tiết qua nước tiểu. Vì vậy, uống nước nhiều sẽ giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng say cà phê, cơ thể khôi phục lại lượng nước và khoáng chất bị mất khi say cà phê.
- Hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ, tập thể dục hoặc một vài động tác yoga hoặc chỉ đơn giản là nghỉ ngơi và hít thở sâu đều đặn cũng là cách loại bỏ lượng caffein ra ngoài cơ thể. Không những vậy, caffein còn được công nhận là có khả năng tăng cường hiệu quả trong việc tập luyện.
- Bạn có thể bổ sung tinh bột như cơm, bánh mỳ, bột ngũ cốc,… để tăng thêm năng lượng cho cơ thể. Mặc dù khi bị say cà phê, cơ thể bạn rất mệt mỏi và không muốn ăn gì, tuy nhiên hãy cố gắng ăn và bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rất lớn đấy.
4️⃣ Những lưu ý nào cần ghi nhớ để không bị say cà phê :
Cà phê có tác dụng rất tốt với cơ thể, vì vậy bạn nên học cách sử dụng cà phê đúng cách, đúng lượng, đúng thời điểm để không có tác dụng phụ. Luôn ghi nhớ cho dù bạn có thích cà phê đến mức nào, hãy chỉ uống một lượng cà phê vừa đủ. Hạn mức cà phê đối với từng người là khác nhau, tuy nhiên đừng bao giờ uống quá nhiều. Nếu bạn là người mắc bệnh tim mạch, bệnh dạ dày,… cần thật sự cẩn thận đối với cà phê.
❌Không uống cà phê chung với rượu hay thuốc, bởi có thể gây ra những tác động xấu đối với cơ thể. Đảm bảo thời gian uống cà phê cách thời điểm uống thuốc 2-3 giờ.