THỰC PHẨM SẠCH – NHẤT LÀ CAFÉ CHẤT LƯỢNG KHÔNG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM

THỰC PHẨM SẠCH – NHẤT LÀ CAFÉ CHẤT LƯỢNG KHÔNG DÀNH CHO NGƯỜI VIỆT NAM

31/12/2016
0
Ông kể thêm về thói quen uống café của bản thân: Café trong khách sạn tôi không uống được và lương tôi cũng không đủ để uống. Tôi vẫn uống ở quán nhỏ nhỏ ở ngoài và ở Hà Nội, tôi thấy 8-10 ngàn vẫn đảm bảo. Một số quán café moca ở Hà Nội, tôi vẫn uống thường xuyên. 60 tuổi vẫn chưa thấy ung thư.

Espresso - Anni CoffeeVỚI TƯ DUY CỦA NHÀ SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI CẤP PHÉP, THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM, CHÚNG TÔI NGƯỜI TIÊU DÙNG BIẾT TIN VÀO ĐÂU ?

 

TIÊN TRÁCH KỶ - HẬU TRÁCH NHÂN

Hôm nay tôi đọc một bài báo về chia sẻ của của ông Trần Quang Trung (Phó Chủ tịch Hiệp hội An toàn thực phẩm, Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp – người tiêu dùng), đã khiến tôi không khỏi có những suy nghĩ trăn trở của riêng mình với ngành café Việt Nam.

Ông Trung cho rằng dân nghiện café như ông uống café nguyên chất thì thấy chua và không hợp. “Đi nước ngoài đến khách sạn 5 sao, tôi không uống được loại đó và phải ra quán uống café trộn…”

Cà phê mộc pha máy

 

Ông kể thêm về thói quen uống café của bản thân: Café trong khách sạn tôi không uống được và lương tôi cũng không đủ để uống. Tôi vẫn uống ở quán nhỏ nhỏ ở ngoài và ở Hà Nội, tôi thấy 8-10 ngàn vẫn đảm bảo. Một số quán café moca ở Hà Nội, tôi vẫn uống thường xuyên. 60 tuổi vẫn chưa thấy ung thư.

Chưa nói đến việc có ung thư hay không với café mà ông Trần Quang Trung vẫn uống, mà chúng ta hãy bàn về giá 8 – 10 ngàn cho một ly cà phê, chắc chắn không phải nguyên chất nhưng chưa biết có bẩn hay không.

Với tiêu chí nào thì người tiêu dùng có thể yên tâm với chất lượng của café ở quán cóc? Hay chỉ với những lời chia sẻ mang tính chất trấn an người tiêu dùng của ông Trần Quang Trung đã có thể buông lơi sức khỏe của mình với ly café hàng ngày?!

Với “dân nghiện café” như ông Trần Quang Trung – Người đứng đầu chất lượng thực phẩm còn có những nhận định “không đúng đắn hay sai lầm” về café như vậy, thì Người dân – Người tiêu dùng biết tin tưởng vào đâu để được ăn sạch – uống sạch

 

Báo chí và các phương tiện truyền thông vẫn hàng ngày hàng giờ, lên án những bê bối về chất lượng thực phẩm nhưng đến chính chúng ta vẫn không thể phân biệt được đâu là thật, là giả, thậm chí có nếu tuyên bố là thật thì thật đến bao nhiêu phẩn trăm?!

Vinacafe – ông lớn ngành café Việt Nam đã trộn đậu nành vào café bao nhiêu năm nay nhưng vẫn có được sự ủng hộ của người tiêu dùng, họ vẫn tin vào sản phẩm họ đang sử dụng với dòng chữ “café nguyên chất 100%”
 

Tuy nhiên, để lý giải về sự việc Vinacafe và vị ngon đúng vị café xin hãy nhìn lại thói quen, văn hóa uống café ở Việt Nam

Có một tin vui và một tin buồn khi nói đến cà phê ở nước ta:
Tin vui - Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 trên thế giới sau Braxin. (Rất đáng tự hào).

Tin buồn - người Việt mình chưa biết cách uống cà phê. Thật tình mà nói - người Việt mình đa số uống cà phê theo …phong trào. Nực cười hơn nữa đó lại là phong trào uống cà phê … kì quặc.

Tôi đã gặp rất nhiều người “sành điệu” về cà phê. Theo đó, cà phê “chuẩn” phải đen, càng đen càng tốt, hương thơm phải mạnh mẽ, nồng nàn. Uống cà phê đen (đen nóng hoặc đen đá) thì phải càng đắng càng tốt. Khi uống thì phải nhâm nhi, chẹp chẹp, để tận hưởng hết cái vị đắng ngắt của nó.

Để làm dân “sành điệu” về cà phê như vậy chắc ai cũng phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” mất. Rồi nước cà phê phải thật sánh, sền sệt. Uống nâu đá thì cà phê phải “bám đá”, “bám thìa”, “bám thành cốc”…

Chính vì nhu cầu “sành điệu” đó mà các nhà sản xuất cà phê đã cho ra đời các sản phẩm cà phê pha tạp lung tung nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu đó. Đó như là một quy luật cung - cầu của thị trường; có “cầu” ắt sẽ có “cung”. Người uống cần cà phê đen, đặc, sánh; người sản xuất càng pha và càng pha tạp họ lại càng có lợi nhuận.

Một quy luật cung - cầu mà đôi bên đều thỏa mãn như vậy thì chả có lý gì nó không tồn tại và phát triển cả. Chính cái quy luật cung - cầu quái gở đó đã đẩy văn hóa uống cà phê của người Việt phát triển đến mức…thảm họa.

Xin thưa, nếu bạn đã từng uống một cốc cà phê như vậy (hoặc gần như vậy) thì 100% thứ nước bạn uống chính là cà phê pha tạp. Nguy hiểm hơn nữa là những chất mà người ta pha vào lại là những chất vô cùng độc hại. Cụ thể, đó là chính là bắp rang, đậu nành rang cháy (tạo độ sánh); phẩm mầu (tạo mầu đen); hương liệu (tạo mùi thơm)… đó là những tác nhân gây ung thư.

Vậy thì một ly cà phê đúng nghĩa phải như thế nào?

Để nhận biết thế nào là một ly cà phê nguyên chất cách đơn giản nhất là bạn hãy mua cà phê hạt về, xay ra, pha và tự cảm nhận về nó.

VỚI TƯ DUY CỦA NHÀ SẢN XUẤT VÀ NGƯỜI CẤP PHÉP, THẨM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG THỰC PHẨM, CHÚNG TÔI NGƯỜI TIÊU DÙNG BIẾT TIN VÀO ĐÂU ?

 

Ý kiến bạn đọc